Thang máy sau khi lắp đặt và tiến hành chạy thử trước khi bàn giao đi vào sử dụng cho chủ đầu tư phải qua một bước vô cùng quan trọng là quá trình nghiệm thu thang máy. Hoạt động này nằm trong quy định nhà nước về an toàn thang máy, quy định về cấp phép thang máy trước khi đưa vào sử dụng. Những tiêu chuẩn nghiệm thu thang máy dưới đây bắt buộc chủ đầu tư phải biết để thực hiện hiệu quả!
Tại sao cần nghiệm thu thang máy trước khi sử dụng?
Yêu cầu về nghiệm thu sau lắp đặt thang máy được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy điện do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.
Hoạt động nghiệm thu nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp của các thông số và kích thước của thang máy với các số liệu ghi trong hồ sơ kỹ thuật và mức độ an toàn của thang máy sau lắp đặt.
Nghiệm thu thang máy được tiến hành với 3 hạng mục được nghiệm thu chính:
1/ Kiểm tra, nghiệm thu thiết bị thang máy
2/ Vận hành: có tải, không tải
3/ Cấp phép đưa vào sử dụng
Nghiệm thu thang máy, kiểm định thang máy là hoạt động cần thiết trước khi đưa thang máy vào sử dụng. Nghiệm thu sẽ giúp chủ đầu tư đánh giá chất lượng thang máy sau lắp đặt đồng thời được phép sử dụng thang máy theo quy định của nhà nước về an toàn thang máy.
Đối với thang máy dịch vụ, dịch vụ công hoạt động nghiệm thu trước kiểm định là hoạt động quan trọng trước quá trình bàn giao sản phẩm thang máy. Đây là cơ sở chắc chắn để chủ đầu tư đảm bảo quyền lợi của mình trước các tình huống thang máy vận hành không tốt, không đảm bảo chất lượng.
Quy trình nghiệm thu thang máy
Quy trình nghiệm thu thang máy sẽ được kết hợp giữa tư vấn giám sát và chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu các phần lắp đặt theo các bước và luôn đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật:
Bước 1: Kiểm tra các thiết bị thang máy tại các bộ phận
Thang máy khi đưa vào sử dụng và hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau mới có thể giúp chúng ta đánh giá chính xác nhất về tổng thể chất lượng sử dụng lâu dài nên quy trình kiểm định nghiêm ngặt:
- Chạy tốc độ chậm, tiến hành kiểm tra các chi tiết cơ khí thang máy.
- Chạy tốc độ chậm giúp chúng ta kiểm tra các cờ dừng tầng, hay giới hạn trên dưới của từng thiết bị cụ thể .
- Cho chạy thiết bị cao để kiểm tra khả năng dừng tầng cũng như hiệu quả của công tác giới hạn.
- Tiến hành kiểm tra khả năng hiển thị tầng, bộ phận cabin của thang máy.
- Kiểm tra chắc chắn tính năng cứu hộ của thang máy trong tình trạng mất điện đột ngột.
- Kiểm tra lắp thiết bị tại khu vực phòng máy.
- Kiểm tra lắp thiết bị khu vực dọc hố thang máy.
- Kiểm tra lắp thiết bị cabin
- Kiểm tra lắp thiết bị cửa tầng thang máy.
Bước 2: Nghiệm thu chạy thử thang máy không tải
Chạy thang máy không tải để kiểm tra động cơ, phanh hãm, dừng và khởi động, kiểm tra đóng mở cửa cabin mỗi tầng thang máy, kiểm tra các giới hạn trên cùng, dưới cùng đảm bảo hoạt động chính xác.
Tiến hành thực hiện tiêu chuẩn để có đánh giá chính xác nhất về thiết bị thang máy.
Bước 3: Nghiệm thu chạy thử có tải
Thử với các chế độ có tải trọng theo thứ tự 100% tải định mức và 125% tải trọng định mức. Tiến hành chạy thang máy đầy tải để kiểm tra các bộ phận quá tải, bộ đệm, sự chính xác dừng tầng thang máy tại các khu vực dừng tầng và kiểm tra tính năng điều khiển nhóm của thang máy nếu có.
Bước 4: Kiểm định thang máy
Sau khi thang máy hoàn thiện, thang máy cần được kiểm định bởi cơ quan kiểm định thang máy của nhà nước. Từ đây thang máy được cấp giấy phép sử dụng cho thang máy theo đúng quy định, đảm bảo độ đủ tiêu chuẩn an toàn.
Bước 5: Nghiệm thu thang máy đưa vào sử dụng
Sau khi kiểm định thang máy hoàn tất vệ sinh sạch sẽ sàn cabin, cách cabin. Kiểm tra lại thang máy bằng cách cho thang chạy với tốc độ cao lên xuống nhiều lần kiểm tra các chi tiết cơ khí để kiểm tra thang máy đã chạy êm, dừng tầng chính xác.
Chi phí kiểm định thang máy trước khi đưa vào sử dụng
Theo Quyết định số 11/ QĐ – KĐ được ban hành vào ngày 27/02/2017 của Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn khu vực III, chi phí kiểm định thang máy các loại như sau:
- Với thang máy dưới 10 tầng, chi phí kiểm định là 2.000.000đ/thiết bị.
- Với thang máy từ 10 tầng đến 20 tầng, chi phí kiểm định là 3.000.000đ/thiết bị.
- Với thang máy trên 20 tầng, chi phí kiểm định là 4.500.000đ/thiết bị.
Mức xử phạt khi đưa thang máy vào sử dụng mà không qua kiểm định
Trường hợp thang máy không qua kiểm định mà đưa vào sử dụng sẽ bị xử phạt theo các mức đưa ra trong Khoản 5 – Điều 17 của Nghị định số 95/ 2013/ NĐ – CP.
- Phạt 1.000.000đ đến 3.000.000đ khi không thông báo việc kiểm định với cơ quan kiểm định.
- Phạt 5.000.000đ đến 7.000.000đ khi đưa thang máy vào sử dụng mà không thông báo với cơ quan kiểm định.
- Phạt 50.000.000đ đến 75.000.000đ khi sử dụng thang máy đã kiểm định nhưng không đạt yêu cầu.
Nghiệm thu - Kiểm định thang máy được xem là yêu cầu bắt buộc 100% các công trình lắp đặt thang máy mới phải tuân thủ thực hiện. Đó là trách nhiệm của chủ đầu tư cũng là đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy.
Công ty TNHH Thang máy Hoàng Phát cung cấp dịch vụ lắp đặt & bảo trì thang máy uy tín. Đặc biệt đồng hành cùng khách hàng là đội ngũ chuyên gia giám sát nghiệm thu thang máy đảm bảo đúng quy trình, kiểm định đúng quy định của nhà nước trước khi đưa vào sử dụng. Hotline: 0933068938 - 0933068938